# 1. Hiểu về Vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh như thế nào?
Câu hỏi: Tại Điều 5 của Nghi định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí có nêu (xem hình) vậy hiểu "Vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh" như thế nào?
Trả lời:
Vấn đề này nếu học Kinh tế xây dựng sẽ hiểu. Nếu tay ngang nhảy sang lập dự án, xác định Tổng mức đầu tư xây dựng mời em đọc bài dưới đây để tham gia Khóa học Tổng mức đầu tư và Hiệu quả dự án GXD nhé.
Ví dụ: Em xây xong tòa nhà chung cư, đưa vào vận hành, có 1 số căn đã bán được, còn nhiều căn chưa bán được, em phải chăng điện nhấp nháy xung quanh toà nhà và tối đến bật điện thắp sáng tất cả các căn hộ, hành lang để người ta thấy rộn ràng muốn mua. Nếu em không tính khoản tiền điện để nộp, thì bên nhà đèn đến tháng họ cắt điện luôn.
Hoặc ví dụ khác: công trình nhà máy xi măng, thì khi đưa công trình vào vận hành, phải có tiền mua nguyên vật liệu ban đầu: clanke, phụ gia, cao xỉ, tiền điện, tiền lương nhân viên công nhân, xăng dầu cho các loại thiết bị vận hành... cho đến khi có sản phẩm xi măng bán được, sinh lời mà có tiền quay lại tái sản xuất hoặc mở rộng sản xuất.
Hoặc là công trình đường sắt trên cao, tiền điện và xăng dầu mỡ + lương 600 người vận hành (theo báo chí nói là 600 cán bộ, công nhân)..., ít nhất phải một vài tháng đầu tiên, cho đến khi bán được đủ lượng vé để lấy tiền đó quay vòng trở lại, nếu làm 1 tháng không có lương là trong số nhân viên đó sẽ có người xin nghỉ nhảy việc luôn vì nợ lương đó.
Khi lập Tổng mức đầu tư dự án sản xuất kinh doanh nếu chỉ tính mỗi tiền xây dựng công trình xong bàn giao, đưa vào vận hành thì nằm đó thôi, chứ không chạy được nếu thiếu vốn lưu động ban đầu.
Diễn tả đơn giản hóa vấn đề của PGS TS Đinh Đăng Quang (Khoa KT&QLXD, ĐH Xây dựng) để giúp bạn hình dung ra "vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh":
Đầu tư xây dựng 1 công trình có tính chất sản xuất kinh doanh (Ví dụ 1 nhà máy sản xuất sản phẩm X) tức là đầu tư tạo nên một tài sản hữu hình gồm phần vỏ nhà máy và các máy móc thiết bị công nghệ lắp đặt bên trong. Chi phí đầu tư để tạo nên tài sản hữu hình này gọi là "vốn cố định" của nhà máy. Để nhà máy sau khi xây dựng xong có thể vận hành để sản xuất sản phẩm X được thì cần phải có một số tiền nhất định ban đầu để thuê nhân công, mua nguyên vật liệu sản xuất, trả tiền điệm nước,... được gọi là "vốn lưu động ban đầu" và lượng vốn lưu động ban đầu này phải được dự trù khi lập dự án và được tính vào TMĐT (ở khoản mục "Chi phí khác").
Chú ý: Nếu đầu tư xây dựng Trụ sở cơ quan hay nhà Quốc hội thì trong TMĐT không có khoản "vốn lưu động ban đầu" này vì các công trình đầu tư này không nhằm mục đích kinh doanh!
Bạn đọc đến đây thì chúc mừng là bạn đã hiểu thêm, tùy từng dự án sẽ có các đầu mục chi phí gì trong Tổng mức đầu tư xây dựng. Hãy Google để đọc thêm về các nội dung lý thuyết về vấn đề này nhé.